- Sản phẩm
Tin tức
Brother sẽ cập nhật bản tin hàng tháng!
Brother sẽ gửi 2 bản tin khác nhau mỗi tháng.
Một là "Xu hướng dữ liệu từ NEXIO SYSTEM" - dựa trên dữ liệu máy may được thu thập từ khắp nơi trên thế giới thông qua hệ thống IoT mới nhất của Brother - NEXIO SYSTEM và tổng hợp những dữ liệu đáng quan tâm nhất đến các nhà máy.
Hai là "Mẹo cải tiến" - đề xuất các giải pháp mới từ Brother liên quan đến Tự động hóa và tiết kiệm chi phí nhân công. Ngoài máy may công nghiệp, Brother còn cung cấp thông tin mới nhất về các nhà sản xuất máy tự động có độ tin cậy cao.
-
Xu hướng dữ liệu từ NEXIO SYSTEM
Bản tin tháng -Dữ liệu máy may trên toàn thế giới
Bản tin tháng từ Brother, tận dụng dữ liệu từ hệ thống IoT - NEXIO SYSTEM. Thông tin về máy một kim, máy đính bọ, máy lập trình và các loại máy khác trên toàn thế giới.
[ XEM THÊM ]
-
Mẹo cải tiến
Bản tin tháng - Automation & Solution
Đây là Bản tin tháng từ Brother, chuyên đề xuất giải pháp tự động hóa và thiết bị cải tiến để cải thiện các công đoạn thủ công.
[ XEM THÊM ]
Lịch sử tin tức
09/12/2019 【Tin tức】Xuất khẩu hàng may mặc và dệt may Trung Quốc giảm trong tháng 8
Theo số liệu tạm thời do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia này vào tháng 8/2019 giảm 4.6% so với cùng tháng năm ngoái, xuống còn 25.71 tỷ USD, đây là mức giảm đầu tiên trong sáu tháng kể từ tháng 2/2019 .
Xuất khẩu hàng dệt may tháng 8 giảm 2.4% còn 10,01 tỷ USD và hàng may mặc giảm 5.9% còn 15.70 tỷ USD.
Xuất khẩu dệt may từ tháng 1-8/2019 giảm 2.0% so với cùng kỳ xuống còn 177.44 tỷ USD: trong đó, dệt may đạt 79.40 tỷ USD (tăng 1.0%) và may mặc đạt 98.04 tỷ USD (giảm 4.3%).
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
09/06/2019 【Tin tức】Cách đối phó với các yêu cầu của Trung Quốc năm 2019
Chúng ta biết rằng sự thành công đáng kinh ngạc của nền kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ qua đã khiến tiền lương tăng vọt và khiến các nhà sản xuất dệt may của nước này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì các công nhân lành nghề. Đặc biệt, khi họ đang hoạt động trong một thị trường cạnh tranh cao, nơi tối ưu hóa sản xuất và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên là điều rất quan trọng.
Để đối phó trực tiếp với tình huống này, công ty A. Monforts Textilmaschinen GmbH & Co. KG đã giới thiệu một loạt các công nghệ 4.0 mới nhằm đơn giản hóa hoạt động của máy móc, đồng thời cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào tất cả dữ liệu và hỗ trợ tức thời từ xa.
Tại triển lãm máy móc dệt may Shanghaitex 2019 sắp diễn ra từ ngày 25 đến 28 tháng 11 tại Thượng Hải, các chuyên gia của Monforts sẽ có mặt tại A10 - Hall W với mong muốn thảo luận về sự phát triển mới nhất của công ty tại khu vực này với các khách hàng Trung Quốc.
Chúng bao gồm hệ thống điều khiển bảng điều khiển cảm ứng đầy đủ mới nhất của Qualitex, với khả năng kết hợp kỹ thuật số và các ứng dụng "Smart Check - Smart Support", được củng cố bởi chương trình giám sát máy cảm biến thông minh Monforts.
Trên các máy Monforts mới nhất, công nghệ Cảm biến thông minh của chúng tôi đang kiểm soát tham số và thành phần xử lý được chọn, cho phép truy cập dữ liệu máy toàn diện từ bất kỳ vị trí nào bằng ứng dụng Smart Check - Smart Support, Phó chủ tịch của Monforts Klaus Heinrichs giải thích. Dữ liệu hầu như được lưu trữ trên điện toán đám mây theo thời gian thực và cung cấp tổng quan trạng thái tức thì về hiệu suất của máy."
Điều này, ông nói thêm, cho phép phân tích có mục tiêu và đơn giản hóa rất lớn cho cả lập kế hoạch và sản xuất có kiểm soát, và những hiểu biết được khai thác từ dữ liệu sau đó có thể được sử dụng để tiếp tục tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Đồng thời, các nguồn lỗi tiềm ẩn có thể được dự đoán và loại bỏ từ xa để giảm thiểu đáng kể thời gian chết, trong khi khả năng sinh đôi kỹ thuật số cung cấp thông tin về các bộ phận hao mòn riêng lẻ của một hệ thống, theo ông Giáp. Kết quả là, các nhà khai thác có thể thấy một phần sẽ kéo dài bao lâu và khi nào cần bảo trì hoặc thay thế. Truy cập trực tiếp vào webshop Monforts tích hợp sau đó cho phép người dùng đặt mua phụ tùng chỉ bằng cách nhấn nút bất cứ khi nào họ yêu cầu.”
Gói điều khiển kỹ thuật số toàn diện này đang được cung cấp cho tất cả các máy Monforts, giúp vận hành thông minh, đồng bộ và đơn giản hơn đáng kể.
Monforts cũng sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết về hệ thống nhuộm sợi liên tục CYD mới của mình, dựa trên kỹ thuật Econtrol? quy trình nhuộm hiệu quả và thiết lập quy trình nhuộm với vải denim hiện đang được áp dụng cho nhuộm sợi.
Econtrol là phương pháp "pad-dry" được sử dụng trong quy trình nhuộm liên tục của Monforts, trong đó thuốc nhuộm được hấp thụ với các sợi xenlulo trong quá trình sấy.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
07/26/2019 【Tin tức】Thị trường denim toàn cầu tăng trưởng 11%
Theo Apparel Desk: Denim đặt mục tiêu tăng trưởng nhờ nhu cầu thời trang Athleisure đang ở đỉnh cao. Hiện nay, các công ty đang không ngừng tìm kiếm những lựa chọn mới cũng như phục hồi những chiếc quần jean cũ.
Qua nhiều thế hệ, không loại quần áo nào có thể đại diện cho người Mỹ tốt hơn jeans. Tuy nhiên, chính sự ra đời của thời trang Athleisure bởi Lululemon vào năm 2007 đã thay đổi làn sóng chống lại denim bởi sự ưa chuộng quần áo thoải mái. Thế hệ Millennials đang dần trở thành phân khúc khách hàng chính, họ muốn mô phỏng các ngôi sao trẻ tuổi như Taylor Swift và Kim Kardashian bằng cách thử nghiệm thời trang Athleisure mới. Trong giai đoạn này, doanh thu đồ jeans ở Mỹ đã giảm 11% trong khi tổng doanh thu hàng may mặc tăng 10%.
Tuy nhiên, sự trở lại của nhãn hàng Levi Strauss có lẽ đã khiến làn sóng ủng hộ denim đang quay lại. Levi's thực hiện IPO vào tháng 3 năm 2019 với mức định giá cao hơn mong đợi. Thậm chí ngay hiện tại, giá trị thị trường của thương hiệu vẫn còn cao, không giống như các công ty công nghệ khác.
Tập đoàn Euromonitor dự kiến doanh thu sản phẩm jeans của Mỹ sẽ tăng khoảng 5%, đạt 17.5 tỷ USD vào năm 2023, với tăng trưởng toàn cầu là 11%, tương ứng với 111.6 tỷ USD. Trong đó, thời trang Athleisure sẽ có mức tăng trưởng lớn nhờ sự chuyển hướng đến denim trong ngành công nghiệp thời trang. Thương hiệu denim Lee and Wrangler có thể sẽ trở lại với tên gọi mới Kontoor Brands sau khi được tách ra từ tập đoàn VF Corp vào tháng trước . Việc tách ra mang lại cho Kontoor một đội ngũ lãnh đạo tài giỏi với khả năng thích nghi nhanh và đem lại nhiều trải nghiệm hơn.
Sự xuất hiện của phong cách denim mới
Theo ông Robert Burke - CEO của Robert Burke Association, cho rằng thị trường denim đang có những dấu hiệu đổi mới rõ ràng. Người dùng không còn muốn mặc những chiếc quần jeans khó chịu theo truyền thống. Họ đang áp dụng các phong cách ăn mặc mới như kết hợp denim với blazer.
Euromonitor cũng dự đoán doanh thu quần jean của Mỹ sẽ tăng 5%, đạt 17.5 tỷ USD vào năm 2023. Theo Chip Bergh -CEO của Levi Strauss, ông đề cập đến sự trỗi dậy của thời trang Athleisure là thời khắc "throwdown moment", giúp truyền cảm hứng về những chiếc quần jeans thoải mái.
Áp dụng chất liệu mới
Những nỗ lực của các thương hiệu denim đang mang lại kết quả sau nhiều năm trì trệ, họ cung cấp các chất liệu sáng tạo để thu hút nhiều người mua hơn trong việc sử dụng những chiếc quần legging thoải mái. Chẳng hạn, American Eagle đang giới thiệu loại quần jean thoải mái mang tên American Eagle Ne (X), cho phép 360 độ co giãn, tạo hình, hỗ trợ di chuyển theo mọi hướng.
Bên cạnh các sợi tự nhiên, sợi tổng hợp thì spandex cũng được thêm vào nhằm tăng sự thoải mái, linh hoạt và độ bền cho quần jeans. Thậm chí, cửa hàng trực tuyến American Eagle còn cho phép người mua chọn quần jean theo mức độ co giãn. Levi Strauss đã thu hút nhiều khách hàng nữ hơn nhờ đầu tư vào loại vải co giãn. Và sau cùng, các thương hiệu denim như Calvin Klein and Tommy Hilfiger sẽ tồn tại nhờ xu hướng Athleisure hay những chiếc quần skinny jeans sẽ hoàn toàn lỗi thời, tất cả đều chưa thể biết được.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
07/18/2019 【Tin tức】Hàng may mặc xa xỉ toàn cầu tăng trưởng 13%
Theo Apparel Desk: Thị trường may mặc xa xỉ toàn cầu đang mở rộng với tốc độ CAGR là 13.2%.
Thời trang xa xỉ là biểu tượng của đẳng cấp và chỉ những người có nền tảng tài chính tốt mới có thể mua được. Thị trường toàn cầu cho hàng may mặc xa xỉ đang phát triển do mức thu nhập cá nhân tăng, dẫn đến gia tăng sức mua. Và giới trẻ là bộ phận chính góp phần thúc đẩy thị trường thời trang cao cấp. Ngoài ra, sự xuất hiện của dịch vụ mua sắm trực tuyến cũng là nguyên nhân góp phần đẩy mạnh tăng trưởng. Mua sắm trực tuyến sẽ dễ dàng hơn thay vì phải đi nhiều nơi và thử nhiều trang phục khác nhau. Hơn nữa, chính sách đổi trả hàng đơn giản cũng giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
Thị trường may mặc xa xỉ toàn cầu bị chi phối bởi khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Thị trường này đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng do tăng mức thu nhập cá nhân cùng với những thay đổi trong lối sống, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặt khác, châu Âu đã đạt mức bão hòa vì sự hiện diện của nhiều thương hiệu xa xỉ kinh doanh trong vài thập kỷ qua.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
06/30/2019 【Tin tức】Dịch chuyển đầu tư lớn từ Trung Quốc đến Bangladesh
Các công ty dệt may Trung Quốc hiện đang tập trung vào thị trường Bangladesh với mục đích chuyển dịch các nhà máy của họ, sau khi đã đầu tư mạnh vào nước láng giềng như Việt Nam và Campuchia trong hai thập kỷ qua.
Nhiều nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc muốn thành lập các nhà máy liên doanh tại Bangladesh. Họ nhận thấy Bangladesh là một điểm đến lí tưởng để di dời rong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang nổ ra và chi phí trong nước gia tăng. Những lý do cho sự thay đổi này bao gồm việc thiếu lực lượng lao động lành nghề trong ngành dệt may tại Trung Quốc, chi phí sản xuất tăng, sự chuyển dịch sang các ngành công nghiệp như CNTT và nguồn đầu tư quá mức ở Việt Nam và Campuchia- nơi chi phí lao động thấp hơn.
“ "Họ đang cố gắng chuyển các ngành công nghiệp đang suy yếu sang Bangladesh và Myanmar." - Faisal Samad, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh cho biết.
Samad đã gặp gỡ một số doanh nhân của Hiệp hội các nhà sản xuất Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông trong chuyến thăm tới Bangladesh từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 5 năm nay. Các doanh nhân đã đến Bangladesh để khám phá các cơ hội đầu tư.
Bangladesh vẫn là một quốc gia cạnh tranh trong việc thiết lập các ngành công nghiệp so với Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia vì chi phí sản xuất thấp hơn, đặc quyền thương mại được cấp ở các thị trường lớn như EU và Trung Quốc," ông phát biểu. "Họ quan tâm đến việc thành lập các nhà máy sản xuất vải, may mặc, in ấn và nhuộm."
Cho đến nay, Bangladesh đã không còn cho phép đầu tư nước ngoài vào hàng may mặc cơ bản, hạn chế sự hiện diện của họ trong các mặt hàng dệt may cao cấp.
Một nhà sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc - ông Robert Lok, giám đốc điều hành của Merit Tat International Ltd, cho biết ông đang tìm kiếm đối tác kinh doanh tiềm năng ở Bangladesh để gia công cho thương hiệu của mình. Ông là một thành viên của phái đoàn Hồng Kông.
"Lực lượng lao động ở Bangladesh trong lĩnh vực may mặc còn rất trẻ, tràn đầy năng lượng với kỹ năng và chất lượng công việc thực sự là đẳng cấp thế giới", ông nhận định.
Ông tin rằng việc kinh doanh sẽ khả thi nếu sản xuất ở Bangladesh để xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác.
"Nếu tôi sản xuất ở đây, giá sẽ rẻ hơn ở Trung Quốc", ông còn nói thêm rằng ngành may mặc Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
Lok có kế hoạch đặt hàng mới với các nhà sản xuất hàng may mặc tiềm năng ở Bangladesh trước khi quyết định di dời nhà máy của mình.
Tất nhiên, tôi sẽ liên kết với các đối tác Bangladesh trong tương lai". Ông cũng nói thêm rằng một số đại gia may mặc địa phương đã thể hiện sự quan tâm trong việc hợp tác thành lập các nhà máy. Theo Lok, Merit Tat International có văn phòng và sở hữu các cửa hàng ở New York và Tây Âu.
Lok cho biết Bangladesh có dân số đông và đó là lợi thế của ngành.
Hơn nữa, mức lương của công nhân thấp hơn so với Việt Nam và Campuchia.
Một nhà sản xuất hàng may mặc khác của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, ông Francis Man Piu Cheng, cho biết ông rất ấn tượng với các nhà máy ở Bangladesh vì họ có công nhân lành nghề và quản lý nhiều kinh nghiệm, sẽ rất hữu ích khi chuyển nhà máy sản xuất của ông sang Bangladesh.
"Tôi đã đầu tư vào lĩnh vực may mặc ở Campuchia, nhưng thiếu đội ngũ quản lý giỏi ở đó. Vì vậy, tôi đang nghĩ đến việc thành lập nhà máy sản xuất tại Bangladesh với các đối tác tiềm năng."
Cheng, cũng là chủ tịch của tập đoàn may mặc thời trang Wing Tai Asia, đã nói chuyện với ba nhà sản xuất hàng may mặc và các đối tác ở Bangladesh, tất cả đều rất quan tâm đến chủ đề này.
Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về thời gian chờ lâu hơn trong lĩnh vực may mặc ở Bangladesh.
Hầu hết các nhà sản xuất hàng may mặc ở Trung Quốc đều lo lắng về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, ông nói.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
04/14/2019 【Tin tức】Xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc vượt xuất khẩu hàng may mặc trong tháng 3
Theo thống kê tạm thời do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, xuất khẩu hàng dệt may và may mặc vào tháng 3 năm 2019 tăng 28.2% so với cùng tháng năm ngoái lên 18,181.7 triệu USD.
Xuất khẩu hàng dệt may tăng 35.6% lên 9,524.0 triệu USD và vượt qua xuất khẩu hàng may mặc (tăng 20.9% lên 8,657.7 triệu USD).
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2019 xuất khẩu dệt may và may mặc giảm 2,2% xuống 56,330.8 triệu USD: trong đó dệt may đạt 26,900.7 triệu USD (tăng 3,9%) và may mặc, 29,430.1 triệu USD (giảm 6.5%).
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
04/01/2019 【Tin tức】Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - Bangladesh có thể tăng 400 triệu USD từ xuất khẩu
Xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh. Vì xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm và làm mất khả năng cạnh tranh, chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng, mối quan hệ thương mại mới có thể tạo cơ hội cho Bangladesh tăng xuất khẩu và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong hai năm tới, xuất khẩu từ Bangladesh có thể tăng thêm 400 triệu USD nhờ xung đột thương mại và GDP có thể tăng 0.19% trong cùng kỳ.
Trong số 400 triệu USD thu nhập từ xuất khẩu bổ sung, dự kiến có 300 triệu USD từ ngành dệt may. Ngành may mặc có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nhờ căng thẳng thuế quan thương mại. Da - hàng da và CNTT cũng có khả năng phát triển tốt.
Các doanh nghiệp có thể dịch chuyển đến Bangladesh và các nước châu Á khác.
Trong vài tháng gần đây, Bangladesh đã giành các đơn hàng xuất khẩu mới. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2018, xuất khẩu Bangladesh sang thị trường Mỹ đã tăng 5.72%. Xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ đã tăng 6% trong cùng kỳ.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
03/12/2019 【Tin tức】Xuất khẩu Dệt May Nhật Bản tăng 3% trong năm 2018
Theo báo cáo Hiệp hội các nhà xuất khẩu Dệt May Nhật Bản dựa trên thống kê thương mại của Bộ Tài chính, xuất khẩu hàng dệt may năm 2018 tăng 3% so với năm trước, đạt 7,819.43 triệu USD.
Xuất khẩu sang Việt Nam vượt 1 tỷ USD.
Xuất khẩu sợi dệt năm 2018 tăng 3% đạt 834.34 triệu USD. Xuất khẩu sợi acrylic tăng nhưng giảm đối với sợi rayon và sợi polyester.
Xuất khẩu chỉ sợi tăng 2% đạt 1,040.81 triệu USD, trong đó chỉ tơ nhân tạo và chỉ polyester tăng.
Xuất khẩu vải dệt thoi và dệt kim tăng 1% đạt 2,822.25 triệu USD, riêng vải tráng tăng 8% đạt 479.36 triệu USD.
Tính theo khu vực, xuất khẩu sang Đông Á tăng 3%. Xuất khẩu sang Việt Nam tăng 9% lên 1,057.0 triệu USD. Xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi tăng trưởng lần lượt là 9%, 8% và 19%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Tây Á giảm 20% do xuất khẩu vải cho trang phục truyền thống ứ đọng. Xuất khẩu sang Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Đại Dương cũng thấp.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
03/07/2019 【Tin tức】Sản lượng nhập khẩu Dệt May của Mỹ tăng 5.88% trong năm 2018
Theo báo cáo của Phòng Dệt May Hoa Kỳ, nhập khẩu hàng dệt may của nước này trong năm 2018 tăng 5.88% so với năm trước, đạt 68,594.44 triệu mét vuông (MSME). Về giá trị, nhập khẩu tăng 4.97% đạt 111,095.39 triệu USD.
Nhập khẩu hàng may mặc tăng 2.80% lên 27,841.58 MSME tương ứng với 82,880.76 triệu USD, tăng 3.38%.
Nhập khẩu ngành dệt tăng 8.08% đạt 40,752.86 MSME ứng với 28,214.63 triệu USD, tăng 9.96%.
Nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc (nhà cung cấp lớn nhất) tăng lần lượt 6.72% và 4.85% ứng với 33,808.83 MSME và 40,583.97 triệu USD. Trong đó, hàng may mặc đạt sản lượng 11,670.31 MSME (tăng 2.75%) trị giá 27,371.07 triệu USD (tăng 1.34%). Nhóm ngành dệt đạt tổng cộng 22,138.52 triệu USD (tăng 8.93%) trị giá 13,212.89 triệu USD (tăng 12.95%).
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
03/06/2019 【Tin tức】Chất liệu denim thông minh: Giải pháp cho thiết kế và tính bền vững
Ngày nay, các nhà thiết kế được trang bị tư duy và những công cụ phù hợp để đối mặt với bối cảnh thay đổi nhanh chóng trong sản xuất và bán lẻ. Trong một cuộc thảo luận tại hội thảo Sourcing at Magic ở Las Vegas gần đây, các chuyên gia đã bắt đầu hợp lý hóa một số nhầm lẫn của ngành. Hội thảo có tiêu đề "Sự đổi mới và công nghệ trong ngành Thiết kế thời trang" được kiểm duyệt bởi Chủ tịch Fashion For Profit Frances Harder, các chuyên gia về denim đã kêu gọi các nhà thiết kế sử dụng công nghệ để vượt qua những rào cản lớn nhất trong ngành công nghiệp denim, bao gồm tính bền vững, nhu cầu sản xuất và hiệu suất vải.
Sự tăng trưởng của phân khúc thời trang Athleisure
Sự đổi mới trong chất liệu vải là lý do cho sự trở lại của denim với thành công từ xu hướng thời trang hiện đại Athleisure và phong cách thể thao Activewear năm 2014. Theo Jennifer Lynn Peterson - Nhà thiết kế của công ty Silver Jean Co chỉ ra mọi người phát hiện rằng xu hướng Athleisure vừa thời trang lại vừa thoải mái. Jeggings (là thiết kế dạng jeans của legging) và Indigo knit đã nâng đỡ ngành công nghiệp denim, buộc các nhà sản xuất phải nhanh chóng nghiên cứu chất vải. Tuy nhiên, loại denim có khả năng co giãn tốt lại khó bán cho các thương hiệu thời trang nam. Ông Stefano Aldighieri - Chủ tịch Another Design Studio 2.0 còn cho rằng các thương hiệu thậm chí sẽ không bao giờ quảng cáo nó, họ sẽ không nói với khách hàng rằng chất vải bị giãn vì họ thường sẽ từ chối mặc chúng.
Các nhãn hàng cần tập trung vào xu hướng vĩ mô
Theo Peterson, xu hướng denim ít tạo ra phong cách mới và thiên nhiều về cái nhìn cũ. Các thương hiệu đang tạo kiểu cho quần jean trên website của mình như một bộ trang phục hoàn chỉnh. Theo người sáng lập Ram Sareen của Tukatech: trong khi xu hướng thời trang thường khác nhau giữa các thành phố nhưng lại lan truyền mạnh mẽ nên đó không phải là mối quan tâm lớn của các nhà thiết kế. Vấn đề là các thương hiệu nên xem xét các phân khúc thị trường đang thay đổi như thế nào và bắt kịp chúng.
Aldighieri kêu gọi các thương hiệu ngoại nên cho ra chủ đề thiết kế dựa trên sự thay đổi về văn hóa và lối sống. Theo ông, các thương hiệu nên thực sự nhìn vào các xu hướng vĩ mô - những điều thực sự quan trọng.
Người tiêu dùng đang hào hứng với khái niệm denim bền vững
Theo công ty Silver Jeans, người tiêu dùng đang hào hứng với khái niệm tính bền vững. Việc ứng dụng công nghệ vào nghiên cứu tính vững sẽ giúp giá thành phải chăng hơn. Công ty đang lên kế hoạch ra mắt máy móc hợp lý hóa quy trình nhằm đáp ứng yêu cầu ít máy hơn, không đá bọt và tốn ít nước. Aldighieri lo ngại tính bền vững sẽ bị gộp chung với các xu hướng công nghiệp khác. Mặt khác, Sareen khuyên các thương hiệu nên có cách tiếp cận chủ động hơn đối với tính bền vững thông qua sản xuất theo yêu cầu. Theo ông, nguyên nhân lớn nhất của mối quan tâm này rác thải của hàng may mặc không bán được. Để loại bỏ sự dư thừa, các thương hiệu đòi hỏi các công nghệ tốt hơn để chỉ tạo ra những gì họ cần.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
02/26/2019 【Tin tức】Sản lượng hàng may mặc Nhật Bản đạt dưới 100 triệu chiếc trong 2 năm liên tiếp
Theo thống kê sản xuất hàng may mặc Nhật Bản từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), sản lượng năm 2018 giảm 2.3% so với năm trước xuống còn 96.22 triệu chiếc, đạt mức thấp hơn 100 triệu chiếc trong hai năm liên tiếp.
Về hàng dệt kim, sản lượng quần áo giảm 4.2% xuống còn 23.23 triệu chiếc. Trong khi mặt hàng đồ lót, đồ lót định hình (foundation garment) và đồ ngủ tăng nhẹ 0.6%, đạt 35.33 triệu chiếc.
Sản lượng hàng dệt thoi giảm 3.7% xuống còn 32.64 triệu chiếc.
Do nhập khẩu ngày càng tăng nên sản lượng hàng may mặc của Nhật Bản đã giảm sau khi đạt mốc 1,057 triệu chiếc vào năm 1991.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
02/18/2019 【Tin tức】Xuất khẩu Dệt may - May mặc Trung Quốc tăng 9.2% trong tháng 1
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia này vào tháng 1 năm 2019 đã tăng 9.2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 25,062.8 triệu USD. Mặc dù xuất khẩu hàng dệt may và may mặc đều tăng lên, nhưng mức tăng này có thể là kết quả của lượng hàng tồn đọng trước Tết Nguyên đán.
Xuất khẩu hàng dệt may tháng 1 tăng 14.6%, đạt 11,412.0 triệu USD và hàng may mặc tăng 5.1%, đạt 13,650.8 triệu USD. Đây cũng là bước tăng trưởng đầu tiên của xuất khẩu hàng may mặc sau 3 tháng kể từ tháng 10 năm 2018.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
01/24/2019 【Tin tức】Doanh số bán hàng may mặc tại Nhật Bản giảm 27 năm liên tiếp
Theo Hiệp hội chuỗi các cửa hàng Nhật Bản (bao gồm 58 công ty, 10,447 cửa hàng), doanh số bán hàng may mặc tại các cửa hàng này trong năm 2018 giảm 5.3% so với năm trước, xuống còn 1,009,400 triệu Yên, và là mức giảm trong 27 năm liên tiếp.
Tổng doanh thu bán hàng giảm 0.2% xuống còn 12,988,305 triệu Yên, giảm 3 năm liền kề.
Thời tiết không thuận lợi là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng so với năm 2017. Mức giảm này cao hơn mức 2.3% trong năm 2017 và thậm chí trong mỗi quý của năm, doanh số của tất cả các mặt hàng may mặc đều giảm ngoại trừ mức tăng 0.4% cho danh mục các mặt hàng may mặc khác trong suốt tháng 1 đến tháng 3 năm 2018.
Doanh số mặt hàng gia dụng cũng giảm do thời tiết không thuận lợi, nhưng doanh số bán đồ nội thất như giường, chăn mền, thảm cũng như rèm cửa lại tăng 1.7%.
Doanh số hàng may mặc trong tháng 12 năm 2018 giảm 4.7% so với cùng kì năm ngoái, xuống còn 96,933 triệu Yên nhờ nhiệt độ cao hơn trong nửa tháng đầu. Doanh số bán hàng gia dụng tăng 1.0%, đạt 261,958 triệu Yên, trong đó đồ nội thất tăng 3.8%. Tổng doanh thu giảm 0.7% xuống còn 1,294,133 triệu Yên.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
01/18/2019 【Tin tức】Xuất khẩu Dệt may Trung Quốc tăng trưởng kỷ lục năm 2018
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may và may mặc của nước này trong năm 2018 tăng 3.5% so với năm trước, đạt mức 276.73 tỷ USD (tạm tính), đây cũng là lần tăng trong năm thứ hai liên tiếp.
Xuất khẩu ngành Dệt may tăng 8.1% đạt 119.10 tỷ USD và là lần tăng trong hai năm liên tiếp. Với số liệu này, xuất khẩu năm 2018 đạt mức cao nhất mọi thời đại, vượt qua kỷ lục trước đó là 112.13 tỷ USD trong năm 2014. Mức tăng trưởng này cao hơn 3.3% so với mức tăng 4.8% trong năm 2017.
Với tình hình thuận lợi từ thị trường may mặc thế giới thuận , xuất khẩu hàng may mặc cũng tăng nhẹ 0.3% đạt 157.63 tỷ USD, cũng là lần đầu tiên tăng trong bốn năm kể từ 2014.
Trong khi đó, xuất khẩu hàng dệt may tháng 12 năm 2018 giảm 3.6% so với cùng tháng năm 2017 xuống còn 23.11 tỷ USD: dệt may đạt 9.88 tỷ USD (giảm 2.6%) và may mặc đạt 13.23 tỷ USD (giảm 4.4%).
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
12/24/2018 【Tin tức】Không có bên hưởng lợi từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung
Khi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên gay gắt hơn, các chuyên gia bắt đầu phân tích quốc gia nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ tranh chấp này. Các nước châu Á như Đài Loan, Thái Lan và Malaysia đang thu hút các công ty điện tử và máy tính thì Campuchia, Philippines và Bangladesh đang tìm kiếm thêm cơ hội để tăng thị phần trong phân khúc may mặc và giày dép. Tương tự, Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch khai phá thị trường hàng tiêu dùng gia đình trên toàn cầu như máy giặt và tủ lạnh.
Ít cơ hội hơn từ bên ngoài Trung Quốc
Một nghiên cứu của Phòng Thương mại Hoa Kỳ Nam Trung Quốc (AmCham South China) được công bố vào ngày 29 tháng 10 năm 2018, đã khảo sát 219 công ty về tác động của thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có ít hơn 1% đề cập đến kế hoạch di chuyển nơi sản xuất đến Bắc Mỹ. Tương tự trong một nghiên cứu chung gồm 430 công ty của AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải vào tháng 9 năm 2019, chỉ có 6% số người được hỏi cho biết có kế hoạch di chuyển nơi sản xuất sang Mỹ.
Có những hạn chế về sản lượng khi di dời khỏi Trung Quốc. Bởi trong nhiều năm qua, quốc gia này đã nuôi dưỡng một lực lượng lao động được đào tạo, có kỹ năng và kỷ luật cao. Cơ sở hạ tầng, đường xá, cảng và hệ thống logistics tích hợp được đánh giá là tốt nhất về khả năng xử lý khối lượng hàng hóa lớn được sản xuất. Hơn nữa, lực lượng lao động tại Trung Quốc nhiều hơn gấp đôi so với tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại. Vì vậy, những rào cảncủa các quốc gia khác trong việc tiếp quản khả năng sản xuất của Trung Quốc đã vô hiệu hóa lợi ích chi phí mà họ đưa ra khi lên kế hoạch chuyển nơi sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Tranh chấp thương mại tác động đến các nước châu Á
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) được phát hành gần đây ở nhiều quốc gia châu Á cho thấy những quốc gia nào có thể được hưởng lợi từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung vào thời điểm hiện tại. Chỉ số quản lý mua hàng hàng tháng (PMI) của Viện quản lý vật liệu và mua hàng Singapore (SIPMM) được công bố vào ngày 2 tháng 11 thì thấp hơn con số 52.2 - dự báo của các nhà kinh tế học được thăm dò bởi Bloomberg.
Tương tự, PMI của Indonesia tháng rồi đã giảm xuống 50.5 từ 50.7 của tháng trước, Malaysia đạt 49.2, giảm so với 51.5 của một tháng trước đó, Đài Loan đạt 48.7 từ 50.8, Thái Lan đạt 48.9 từ 50, Hồng Kông đạt 47.9 từ 48.5, Hàn Quốc đạt 51.0 từ 51.3. Riêng Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng từ 50.0 của tháng trước lên 50.1 và tại Philippines cũng có mức tăng 0.1 điểm và đạt 52.0.
Việt Nam chứng kiến mức tăng lớn nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á, đạt 53.9 từ 51.3 trong tháng trước. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi Việt Nam đã được một số công ty Mỹ nhất định xác định là địa điểm ưa thích ở Đông Nam Á.
Lợi thế của Ấn Độ
Ấn Độ đã tăng 0.9 điểm so với tháng trước và đạt 53 điểm. Nếu đúng với chiến lược đề ra, Ấn Độ có thể đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Một nghiên cứu của Bộ Thương mại Ấn Độ gần đây đã xác định Ấn Độ có khoảng 100 sản phẩm có thể thay thế hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc do thuế nhập khẩu cao mà Trung Quốc áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ. Ví dụ như bắp, cao lương hạt, cam, sợi bông, hạnh nhân và lúa mì.
Một báo cáo khác của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) kết luận: với nỗ lực phối hợp, Ấn Độ có thể tăng xuất khẩu các sản phẩm như máy bơm, phụ tùng cho ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ, xe cộ, phụ tùng ô tô và thiết bị kỹ thuật. Hiện tại, đây vẫn chỉ là khát vọng của quốc gia này. Nhìn chung, với những số liệu trên, không ai đạt được từ lợi ích từ tranh chấp thương mại này mà ngược lại, nó sẽ có tác động tiêu cực không chỉ ở Mỹ và Trung Quốc mà còn đối với các ngành công nghiệp, công ty và các quốc gia khác.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
12/24/2018 【Tin tức】Chính phủ Ấn Độ công bố tỷ lệ hoàn thuế sửa đổi
Chính phủ Liên bang đã công bố tỉ lệ hoàn thuế sửa đổi. Tất cả các mức giảm thuế công nghiệp hoàn lại tỷ lệ thuế của hải quan đối với đầu vào và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng dầu được sử dụng để năng lượng trong sản xuất hoặc chế biến để xuất khẩu.. Tỷ lệ hoàn thuế đối với hàng dệt bông như sợi, vải và thành phẩm đã tăng lên.
Hưởng ứng với thông báo trên, ông KV Srinivasan - Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may cotton (TEXPROCIL) cho biết tỷ lệ hoàn thuế sửa đổi sẽ dẫn đến việc tăng xuất khẩu hàng dệt bông. Sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ hoàn thuế với các sản phẩm làm từ cotton sẽ khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng như hàng dệt may gia đình. Hơn nữa, việc loại bỏ những hạn chế trong trường hợp các sản phẩm xuất khẩu có tỷ lệ hoàn thuế dưới 2% sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu hàng dệt bông.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
12/24/2018 【Tin tức】Các nhà bán lẻ thời trang áp dụng sáng kiến độc đáo để bảo vệ môi trường
Mặc dù ngành công nghiệp thời trang đã bắt kịp với nhu cầu người dùng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quan trọng nhất đó là sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng giúp bảo vệ môi trường. Ngành công nghiệp này thải ra 20% lượng nước thải và 10% lượng khí thải carbon toàn cầu, trong đó dệt nhuộm là ngành gây ô nhiễm nước lớn thứ hai trên thế giới. Nếu tình trạng này vẫn còn, đến năm 2050, ngành công nghiệp thời trang sẽ tiêu thụ gần một phần tư "ngân sách carbon" của thế giới.
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang đòi hỏi sự thay đổi và nền công nghiệp thời trang thế giới đang đáp ứng điều đó. Những người có sức ảnh hưởng bậc nhất như Công nương Meghan Markle đang dần loại bỏ những lựa chọn truyền thống về quần áo và thiết kế mang tính lãng phí. Các nhà bán lẻ thời trang đang áp dụng các sáng kiến để giảm tác động tiêu cực của ngành thời trang đến môi trường. Chẳng hạn như năm ngoái tại Anh, Stella McCartney đã hợp tác với Ellen MacArthur Foundation để đưa ra một báo cáo về tương lai của ngành thời trang thiết kế lại (re-designing fashion).
Tại Liên Hợp Quốc, các cơ quan cũng đang nỗ lực xây dựng nền thời trang bền vững hơn, từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp bảo vệ đất canh tác, đến dự án Ethical Fashion Initiative do Trung tâm Thương mại Quốc tế thành lập cho đến hoạt động của Môi trường LHQ nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất bền vững.
Giày từ tảo biển, nhựa tái chế và kẹo cao su
Các doanh nghiệp đang từng bước thiết kế các ứng dụng thời trang cho tương lai. Ví dụ, công ty Tây Ban Nha Ecoalf sản xuất giày dép từ tảo và nhựa tái chế như là một phần của bộ sưu tập Upcycling the Oceans. Công ty này thu thập nhựa chai trên 33 bãi biển và biến rác thành giày, quần áo và túi xách.
Tương tự, GumDrop có trụ sở tại Amsterdam biến kẹo cao su thành một loại cao su mới mang tên Gum-tec, sau đó được sử dụng để làm giày trong một dự án hợp tác với nhóm tiếp thị I Amsterdam và công ty thời trang Explicit.
Thời trang từ vật liệu phế thải
Nhà bán lẻ thiết bị ngoài trời Patagonia cùng với Polartec-một nhà thiết kế dệt may ở Massachusetts chuyên sản xuất áo khoác lông cừu đã sử dụng polyester từ chai tái chế, trong khi Nudie Jeans có trụ sở tại Gothenburg sản xuất quần jean từ bông hữu cơ. Tonlé có trụ sở tại Campuchia sử dụng vải dư thừa từ các nhà máy sản xuất quần áo đại chúng để tạo ra các bộ sưu tập thời trang không chất thải.
Ở Hà Lan, Wintervacht đã biến chăn và rèm thành áo khoác và áo jacket. Trong khi công ty Indosole có trụ sở tại San Francisco và Bali đã biến lốp xe ở Indonesia thành giày, dép và dép xỏ ngón, còn công ty Freitag của Thụy Sĩ đã tận dụng bạt, dây an toàn và ống xe đạp để làm túi và ba lô.
Mô hình thời trang không chất thải
Để tạo ra một mô hình thời trang không chất thải là rất khó, nhất là trong thời đại dễ bị sao chép ý tưởng như hiện nay. Công ty Novel Supply có trụ sở tại Canada đang phát triển một chương trình tái chế, tìm cách thay thế, tái sử dụng quần áo cũ. Thương hiệu Lifestyle và nhà sản xuất quần jean Guess đang hợp tác với i:Collect, chuyên thu thập, phân loại và tái chế quần áo và giày dép trên toàn thế giới, nhằm triển khai chương trình tái chế tủ quần áo tại Mỹ. Theo chương trình này, các mặt hàng có thể mặc được sẽ tái chế dưới dạng hàng cũ, trong khi các mặt hàng không thể mặc được sẽ được chuyển thành các sản phẩm mới như vải làm sạch hoặc làm thành sợi cho các sản phẩm như vật liệu cách nhiệt.
Tập trung vào thị trường cho thuê
Vì tái chế là một quá trình tốn nhiều nguồn lực và không giải quyết được văn hóa vứt bỏ nên thị trường cho thuê cung cấp một sự thay thế khả thi. Tuy nhiên, để mô hình cho thuê thành công, các công ty cần cung cấp đủ sự lựa chọn về thương hiệu và phong cách, mới đủ sức hút với người tiêu dùng và giúp họ tránh mua hàng ngay lập tức. Ngoài ra, dịch vụ cho thuê cần được vận hành trơn tru và không có lỗi.
Một số người tiên phong của thị trường cho thuê bao gồm: Công ty Mud Jeans của Hà Lan, cho thuê quần jean hữu cơ có thể được giữ, trao đổi hoặc trả lại, Rent the Runway, Girl Meets Dress và YCloset tại Trung Quốc.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
12/19/2018 【Tin tức】Xuất khẩu hàng may mặc Trung Quốc tháng 11 giảm lần đầu tiên sau 6 tháng
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, doanh số xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia này lên tới 23.05 tỷ USD (tạm tính) vào tháng 11 năm 2018, vẫn không đổi so với cùng tháng năm ngoái.
Xuất khẩu hàng dệt may tăng 3.2% đạt 10.31 tỷ USD, tăng 8 tháng liên tiếp. Mặt khác, xuất khẩu hàng may mặc giảm 0.3% xuống còn 12.74 tỷ USD, lần đầu tiên giảm trong sáu tháng kể từ tháng Năm.
Tháng 1-tháng 11 năm 2018 xuất khẩu hàng dệt may - may mặc tăng 3.8% so với cùng kỳ , đạt 253.96 tỷ USD: dệt may đạt 109.30 tỷ USD (tăng 9.3%) và may mặc đạt 144.66 tỷ USD (tăng 0.9%).
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
12/04/2018【Tin tức】 Thương mại điện tử thúc đẩy thị trường hàng dệt kim toàn cầu trong tương lai.
Báo cáo may mặc: Theo một báo cáo thị trường về hàng dệt kim toàn cầu trong giai đoạn 2016-26 sẽ tăng do sự phát triển của thương mại điện tử. Ngoài ra còn có sự gia tăng trong doanh số bán hàng trực tuyến toàn cầu đối với các sản phẩm dệt kim, vốn là một phần của ngành công nghiệp thời trang và may mặc. Việc kinh doanh hàng thời trang và may mặc toàn cầu trên nền tảng thương mai điện tử được kỳ vọng sẽ tăng từ 408 tỷ đô la năm 2017 lên hơn 706 tỷ đô la vào năm 2022, tăng với tốc độ CAGR là 11.6 phần trăm.
Doanh thu trực tuyến làm tăng quy mô thị trường
Doanh số bán hàng trực tuyến của các sản phẩm dệt kim đang gia tăng do sự thâm nhập của thương mại điện tử ở các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS). Ngoài ra, sự phổ biến của điện thoại thông minh ở các nền kinh tế mới nổi cũng như việc tăng thu nhập, tăng dân số ở tầng lớp trung lưu, và công nghệ thương mại điện tử tiên tiến đang thúc đẩy nhu cầu đối các sản phẩm dệt kim. Doanh số bán hàng dệt kim trực tuyến cũng tăng do doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) mua trực tuyến tăng so với ARPU ngoại tuyến. ARPU của thị trường quần áo trên nền tảng thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng từ $270 năm 2018 lên $301 vào năm 2022. Các sản phẩm dệt kim là phân khúc chính của ngành thời trang.
Thương mại điện tử trong ngành thời trang ở Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ CAGR là 8.8% và 8.7% từ năm 2017 đến năm 2022; mặt khác, thương mại điện tử trong ngành thời trang ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp đôi với tốc độ CAGR là 14.1% từ năm 2017 đến năm 2022. Do đó, sự thâm nhập thương mại điện tử tăng lên trong doanh số bán hàng dệt kim đang thúc đẩy quy mô thị trường của hàng dệt kim trên toàn thế giới.
Sản phẩm, vải vóc và kênh phân phối giúp tăng doanh số bán hàng
Nghiên cứu phân khúc thị trường hàng dệt kim toàn cầu theo các loại sản phẩm và vật liệu, ứng dụng, nhóm tiêu thụ và kênh phân phối. Sản phẩm được phân loại như: innerwear, áo thun & áo sơ mi, áo len & áo khoác, áo nỉ & hoodies, quần short & quần, … Dựa trên loại vải, thị trường được phân loại thành loại tự nhiên, sợi tổng hợp hay sợi pha. Dựa trên cơ sở ứng dụng, thị trường được phân thành quần áo, đồ lót, đồ thể thao và các sản phẩm khác. Dựa trên nhóm người tiêu dùng, thị trường được phân chia thành thời trang nam, nữ và trẻ em. Hơn nữa trên cơ sở kênh phân phối, thị trường được phân đoạn thành trực tuyến và ngoại tuyến.
Việc phân tích các phân khúc này dựa trên nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai của mặt hàng dệt kim, cũng như xu hướng trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi và Nam Mỹ.
Các công ty chi phối thị trường
Báo cáo bao gồm phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) của thị trường, phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter, phân tích hệ sinh thái, các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến thị trường và phân tích nguyên liệu thô của ngành công nghiệp dệt kim.
Báo cáo nhấn mạnh các công ty lớn hoạt động trong thị trường hàng dệt kim toàn cầu bao gồm Adidas, Gap, Gildan Activewear, Hackett, Abercrombie & Fitch, Loro Piana S.P.A., Marks & Spencer, Nike …
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
11/24/2018【Tin tức】 Châu Á Thái Bình Dương chiếm lĩnh thị trường hàng dệt kim toàn cầu vào năm 2026
Phóng viên đặc biệt: Theo một báo cáo thị trường mới của Transparency Market Research với tiêu đề 'Thị trường hàng dệt kim ? Phân tích thị trường ngành, quy mô, chia sẻ, tăng trưởng, xu hướng và dự báo toàn cầu từ 2018-26 cho thấy thị trường hàng dệt kim dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5.3% từ năm 2018 đến năm 2026 và đạt 817,402.7 triệu USD vào năm 2026. Về khối lượng, thị trường dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ CAGR là 5.0% từ năm 2018 đến năm 2026 đạt 26,208 triệu chiếc vào năm 2026. Thị phần của châu Á Thái Bình Dương trên thị trường hàng dệt kim toàn cầu dự kiến sẽ tăng trong giai đoạn này.
Ưu đãi của thị trường Châu Á Thái Bình Dương giá rẻ
Các nhãn hiệu hàng dệt kim toàn cầu như Gap và Abercrombie & Fitch và các thương hiệu hàng đầu thế giới như Adidas AG, Nike tiếp tục tập trung vào nghiên cứu và phát triển, thiết kế, tiếp thị và xây dựng thương hiệu, dịch vụ để cải thiện vị trí của họ trên thị trường. Những thương hiệu này thuê ngoài sản xuất ở các nước châu Á Thái Bình Dương với giá rẻ như Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ. Adidas AG chỉ sản xuất 2% hàng may mặc ở Mỹ và 1% ở châu Âu vào năm 2017 và đến 97.0% ở Châu Á Thái Bình Dương.
Tương tự, Nike sản xuất tất cả hàng may mặc của mình thông qua các nhà cung cấp độc lập. Các nhà máy hợp đồng may mặc ở Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan đã sản xuất 26,0%, 18,0% và 10%, tương ứng với tổng sản lượng may mặc của công ty. Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia Nam Á và Đông Á khác là những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm dệt kim trên toàn cầu.
Mặc dù, hàng dệt kim vẫn được sản xuất ở châu Âu nhưng số lượng đã giảm. Đơn giá sản xuất hàng dệt kim ở Anh cao do lương cao, nhưng các nhà thiết kế Anh thích sản xuất tại địa phương do thời gian chờ ngắn và tính linh hoạt trong số lượng đặt hàng tối thiểu.
Nhu cầu tăng đối với hàng dệt kim có thương hiệu
Mặt khác, thị trường Bắc Mỹ nhập khẩu hầu hết sản phẩm dệt kim từ Châu Á Thái Bình Dương. Mặc dù bộ phận R&D và thiết kế hầu hết được thực hiện bên ngoài Châu Á Thái Bình Dương, nhưng sản xuất chủ yếu được thực hiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam. Thị trường hàng dệt kim ở Ấn Độ cũng tăng do sự gia tăng về số lượng các nhà bán lẻ hàng dệt kim mang nhãn hiệu. Nhu cầu về hàng dệt kim mang nhãn hiệu cũng đang tăng ở Trung Đông. Với khoảng 62,0% dân số trẻ và trung niên, khu vực này nhập khẩu hàng dệt kim trị giá 3.5 tỷ USD mỗi năm. Các nhà xuất khẩu hàng dệt kim như Bangladesh xuất khẩu sang UAE để tăng doanh thu. Các sản phẩm dệt kim cotton thì được yêu thích ở các nước Nam Mỹ. Nhu cầu sản phẩm dệt kim cotton ở Brazil và các nước Nam Mỹ ngày càng tăng. Trong năm 2016-17, Brazil đã nhập khẩu khoảng $11.47 triệu áo thun, áo sơ mi và áo ghi lê khác từ cotton. Trong đó, gần một nửa lượng hàng dệt kim nhập khẩu từ Brazil là từ Trung Quốc.
Source:The Apparel News  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
11/22/2018【Tin tức】 Doanh số hàng may mặc tại các cửa hàng Nhật Bản giảm 4 tháng liên tiếp
Theo Hiệp hội các cửa hàng bách hóa Nhật Bản, tháng 10 năm 2018 doanh số bán hàng hàng may mặc tại các cửa hàng thành viên trên toàn quốc (79 công ty, 219 cửa hàng) giảm 1.0% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 156,479 triệu Yên. Đây là tháng thứ tư liên tiếp doanh số bán hàng may mặc giảm.
Doanh số thời trang trẻ em và thời trang nam giảm 4 tháng liện tục, trong đó: thời trang nam đạt 35,203 triệu Yên (giảm 3.2%) và thời trang trẻ em đạt 9,824 triệu Yên (giảm 7.0%).
Trong khi đó, doanh số thời trang nữ tăng khoảng 0.5% đạt 101,107 triệu Yên, và cũng là lần tăng đầu tiên trong 4 tháng.
Tổng doanh số bán hàng của các mặt hàng không thuộc may mặc tăng 1.6% đạt 471,757 triệu Yên, và cũng là lần tăng đầu tiên trong 4 tháng.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
07/18/2018【Tin tức】 Xuất khẩu ngành dệt Trung Quốc tăng trưởng 10.3% nửa đầu năm
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may quốc gia trong tháng 1-6/2018 tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 127.52 tỷ USD (tạm tính).
Trong đó, xuất khẩu ngành dệt trong nửa năm đầu tăng 10.3%, đạt 58.33 tỷ USD và hàng may mặc giảm 2.0% xuống còn 69.19 tỷ USD.
Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng sáu có mức tăng trưởng 4.6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 25.48 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu ngành dệt tăng 10.6% đạt 10.68 tỷ USD, tăng tháng thứ 3 liên tiếp. Riêng hàng may mặc chỉ tăng 0.1%, đạt 14.79 tỷ USD.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
07/18/2018【Tin tức】 Nhập khẩu hàng may mặc Nhật Bản tăng trưởng hai tháng liên tiếp
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản dựa trên thống kê thương mại của Bộ Tài chính, nhập khẩu hàng may mặc của quốc gia tháng 5 năm 2018 tăng 13.0% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 326.82 triệu chiếc, trị giá 195,739 triệu Yên (tăng 13.9%). Khối lượng và giá trị nhập khẩu tăng trong tháng thứ hai liên tiếp.
Nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi tăng lần lượt 17.3% và 14.9% tương ứng 131.30 triệu đơn vị với trị giá 106.643 triệu Yên, và hàng dệt kim tăng lần lượt 10.6% và 12.9% tương ứng 205.52 triệu đơn vị với trị giá 89,096 triệu Yên.
Hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 11.0% và 10.7% tương ứng 217.25 triệu đơn vị với trị giá 118,768 triệu yên.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
07/10/2018【Tin tức】 Nhập khẩu hàng dệt may Mỹ tăng 3.9% trong tháng Năm
Theo Văn phòng Dệt may tại Cục Quản lý Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ, hàng dệt may nhập khẩu tháng 5 năm 2018 tăng 3.9% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 5,682.7 triệu mét vuông (MSME).br/>
Trong đó, nhập khẩu mặt hàng dệt tăng 5.2%, đạt 3,506.9 MSME, và hàng may mặc tăng 1,9% đạt 2,175.8 MSME.br/>
Nhập khẩu hàng dệt may trong tháng 1-5 năm 2018 tăng 4.8% so với cùng kỳ năm ngoái, ứng với 26,250.1 MSME: trong đó hàng dệt đạt 15,543.4 MSME tăng 7.2%) và hàng may mặc đạt 10,706.8 MSME.br/>
Nhập khẩu dệt may tháng 1-5 từ Trung Quốc tăng 4.5% - đạt 11,743.2 MSME, tiếp theo là Ấn Độ (tăng 7.2% - đạt 2,296.0 MSME), Việt Nam (tăng 5.2% - đạt 2,047.8 MSME), Pakistan (tăng 4.5% - đạt 1,101.1 MSME), Bangladesh (tăng 4.0% - đạt 1,062.5 MSME) và Mexico (tăng 4.2% đạt 1,060.5 MSME).
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
06/22/2018【Tin tức】 Doanh số bán lẻ hàng may mặc tại Nhật giảm 8.3% trong tháng Năm
Theo Hiệp hội chuỗi cửa hàng Nhật Bản (gồm 56 công ty, 10,123 cửa hàng), tổng doanh số trong tháng Năm 2018 đạt 1,067,019 triệu Yên, giảm 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì thời tiết trong tháng Năm đa phần là mưa hoặc nhiệt độ thấp nên doanh thu ở các lĩnh vực như thực phẩm, hàng may mặc hay đồ gia dụng đều giảm.
Với kết quả của việc bán các mặt hàng theo mùa chậm, doanh số bán hàng may mặc giảm 8,3% xuống còn 83,984 triệu Yên: trong đó thời trang nam đạt 16,150 triệu Yên (giảm 11.3%); thời trang nữ đạt 24,270 triệu Yên (giảm 11.8%); và các mặt hàng thời trang, phụ kiện khác đạt 46,564 triệu Yên (giảm 5.1%). Các mặt hàng thời trang nam bán chạy gồm: sơ mi, áo polo và quần dài thể thao, trong khi đó đồ vest, áo jacket, quần tây, sơ mi tay ngắn và quần ngắn có doanh số khá ảm đạm. Về thời trang nữ, các mặt hàng như vest nữ, quần dài, áo len, sơ mi đơn giản và leggings bán rất chạy. Ngược lại, doanh số lại không khả quan với mặt hàng công sở, chân váy, sơ mi và áo thun. Với sản phẩm may mặc khác và phụ kiện, doanh số bùng nổ ở mặt hàng đồ bộ nam, đồ lót nam nữ, đồ bơi và quần áo mưa.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
06/22/2018【Tin tức】 Italy Tổ Chức ITMA 2023
CEMATEX - Ủy ban châu Âu Các nhà sản xuất máy móc dệt may vừa thông báo sự kiện ITMA lần thứ 19 sẽ trở lại Milan, Italy. ITMA 2023 sẽ được tổ chức tại trung tâm triển lãm Fiera Milano Rho từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 6 năm 2023.
Quyết định này vừa được thống nhất khi Đại hội CEMATEX tổ chức gần đây. Fritz P. Mayer, Chủ tịch CEMATEX giải thích, “Chúng tôi đã nhận được phản hồi rất tích cực từ các nhà triển lãm và khách tham quan ITMA 2015. Milan có cơ sở hạ tầng tuyệt vời để tổ chức các cuộc triển lãm quy mô lớn như ITMA, với tổng diện tích hơn 200,000 mét vuông và thu hút lượng khán giả toàn cầu.
Sự kiện này cũng cung cấp một loạt các dịch vụ khách sạn và kết nối bầu không khí đến các nơi trên thế giới. Ngoài ra, Italy là một nước có ngành công nghiệp chế tạo máy và dệt may lớn. Alessandro Zucchi, Chủ tịch ACIMIT - Hiệp hội các nhà sản xuất máy móc dệt may Ý cho biết:“ Chúng tôi rất vui mừng khi Milan được chọn để tổ chức ITMA 2023 và sẽ làm việc chăm chỉ với tất cả các bên, bao gồm cơ quan chính phủ và các đối tác địa phương để đảm bảo một chương trình thành công khác. ”
Fiera Milano - Đơn vị tổ chức ITMA 2015 đã đánh bại hai nhà thầu khác trong khi danh sách ban đầu gồm 9 địa điểm. Fabrizio Curci - Giám đốc điều hành của Fiera Milano cho biết: “Thật là một niềm vinh dự lớn khi chúng tôi có cơ hội mang đến Triển lãm quốc tế về Máy móc và Công nghệ hàng đầu ngành dệt may trở lại Italy”.
“Sự tin tưởng của Ban tổ chức chính là sự thừa nhận về phương pháp tiếp cận chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ của Fiera Milano có thể đảm bảo cho các sự kiện quốc tế được tổ chức tại đây.” ITMA - Triển lãm công nghệ dệt may lớn nhất thế giới được tổ chức bốn năm một lần kể từ năm 1951. Triển lãm tiếp theo sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 6 năm 2019 tại Fira de Barcelona, địa điểm Gran Via, Tây Ban Nha. Không gian tại ITMA 2019 đã được bán hết và các ứng viên mới đang được đưa vào danh sách chờ. Triển lãm đã thu hút hơn 1.600 nhà triển lãm giới thiệu các công nghệ mới nhất và các giải pháp bền vững cho toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất dệt may, cũng như xơ, sợi và vải.
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
06/11/2018【Tin tức】 Xuất khẩu dệt may Trung Quốc tăng trưởng 8% trong tháng Năm
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may của quốc gia tháng 5 năm 2018 tăng nhẹ 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 23.44 tỷ USD (tạm tính). Xuất khẩu ngành dệt tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp, tăng 8% đạt 11.24 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu hàng may mặc giảm 6.1%, đạt 12,20 tỷ USD. Xuất khẩu dệt may từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018 tăng 2.3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 102.23 tỷ USD: trong đó ngành dệt đạt 47.58 tỷ USD (tăng 10.7%) và ngành may mặc đạt 54.65 tỷ USD (giảm 2.3%).
Source:asiantex.net  *Trang web bên ngoài (Chỉ tiếng Anh)
Yêu cầu báo giá hoặc hỗ trợ kỹ thuật về máy may
-
Báo giá
Yêu cầu báo giá, catalog máy may, thông tin đại lý, thông số kỹ thuật máy, v.v.
SNS
- Máy may công nghiệp
- Tin tức
Trang web này đang sử dụng cookie. Bằng cách tiếp tục lướt web, quý vị chấp nhận Các Điều Khoản và Điều Kiện của chúng tôi.